04 66.543.799
Nguồn nước bị nhiễm bẩn do phèn, nhôm sắt, asen.. sản xuất công nghiệp
Theo thống kê của tổ chức Y Tế thế giới Theo tổ chức Y tế thế giới, thì hiện nay đến 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nguồn nước và môi trường. Và tại Việt Nam, mỗi năm có đến 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư mà có nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước.
Việc nguồn nước gặp vấn đề không chỉ gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người dân mà đằng sau đó còn có những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến chính sức khoẻ người tiêu dùng.
Hàm lượng nhôm thường chứa nhiều trong các nguồn đất bị nhiễm phèn. Điều này làm cho nguồn nước tại những nơi nhiễm phèn này có chứa hàm lượng nhôm cao.
Nhôm là một chất hóa học được ký hiệu là Al, đây là thành phần chính của các loại đá khoáng hay đất sét. Đây là chất hóa học được ứng dụng trong sản xuất các chất bán dẫn, sơn hay cả các hóa chất keo tụ trong xử lý nguồn nước.
Nhôm nhiễm trong các nguồn nước sinh hoạt có thể khiến cho người sử dụng nước loại này gặp phải các bệnh Alzheimei và làm cho quá trình lão hóa của các bộ phận trong cơ thể gia tăng nhanh chóng. Hàm lượng nhôm tối đa bằng 0,2 mg/l là thông số mà một nguồn nước sinh hoạt phải đạt được để có thể đảm bảo cho sức khỏe con người.
Đối với các nguồn nước có hàm lượng sắt cao khiến nước có vị tanh. Nước loại này còn có màu vàng, độ đục cao. Những nguồn nước sạch theo tiêu chuẩn phải có hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/l. Đây là một trong những điều kiện cần thiết của nguồn nước sinh hoạt mà chúng ta cần quan tâm tới.
Sắt là một nguyên tố hóa học có ký hiệu là Fe, đây là một chất hóa học có ion Fe2+ dễ bị oxy hóa và kết tủa nên sắt ít có ở nguồn nước trên bề mặt. Còn trong các nguồn nước ngầm thì sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ hoà tan trong nước.
Fe2+ có thể chuyển hóa thành Fe3+, từ đó tạo ra kết tủa sắt ba hydroxit có màu vàng và dễ lắng xuống. Sắt có thể có dạng keo khi nó ở trong môi trường hữu cơ, và khi đó rất khó xử lý loại nước chứa sắt ở dạng này.
Trong thời đại hiện nay. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Ví như ở các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Theo kết quả “Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm asen trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tới sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục”, do PGS. TS. Nguyễn Khắc Hải, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 2012 cho thấy, trong số 4.700 đối tượng (nam và nữ) đã sử dụng nước giếng khoan trên 3 năm (có nhiễm chất asen) để ăn, uống và tắm giặt đã phát hiện được 60 trường hợp nhiễm độc asen mãn tính chiếm Tỉ lệ 1,62% trong tổng số người sử dụng nước ô nhiễm asen, phân bố nhiều nhất ở Hà Nội ( 7,25%), Vĩnh Phúc ( 4,98%), Nam Định ( 4,75%)
Về tình trạng ô nhiễm nước ở vùng nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe nhân dân. Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản khiến các thức ăn thừa lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc.
.
Trong sinh hoạt chăn nuôi sản xuất. Phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
Tác hại của việc sử dung nguồn nước bị nhiễm bẩn công nghiệp Asen, chì, kẽm… và trong nguồn nước bị lạm dung bởi thuốc trừ sâu, hóa chất, chất thải sinh hoạt..
Các kim loại nặng như bạc, thủy ngân, kẽm, chì, Asen… có trong nước với hàm lượng cao là nguyên nhân gây ngộ độc cho con người, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, đột biến. Nghiêm trọng hơn cả là nguồn nước nhiễm Asen, dù chỉ với liều lượng nhỏ nhưng qua thời gian sử dụng lâu dài sẽ gây các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, giảm hồng cầu, bạch cầu, rụng tóc, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư… Nếu nồng độ quá lớn, người dùng có thể khiến mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, tử vong rất nhanh.
Các chất tổng hợp bao gồm nhiên liệu, chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phụ gia trong dược phẩm, thực phẩm thường có độc tính và độ bền sinh học khá cao. Đây là nguyên nhân gây nhiễm độc mạn tính và các bệnh hiểm nghèo như ung thư bàng quang, ung thư phổi… Vi khuẩn có hại nhiễm trong nước có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như virus gây nên bệnh tả, thương hàn, bại liệt. Vi sinh E.coli, Coliforms có thể gây ra các bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, một số trường hợp có gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết…
Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ sức khỏe con người.
Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng
xử lý nước nhiễm phèn, kim loại nặng là một giải pháp tiết kiệm và hiệu quả, bạn có thể lọc nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sử dụng hàng ngày để loại bỏ, hạn chế bớt chất độc hại bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình mình ngay tại nhà mà không phải tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức..
Hình ảnh: xử lý nước nhiễm phèn tại nhà Máy May SMARTSHIRT- KCN YÊN THỌ- Ý YÊN- NAM ĐỊNH
với công suất 10m3/h cung cấp 200m3 nước cho một ngày đêm được thi công bởi đội ngũ kỹ thuật của MÁY LỌC NƯỚC PHÁT LỘC nền tảng Công ty Phúc An Amc, với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước đã xử lý triệt để nguồn nước bị ôi nhiễm sắt vượt 40mlg/lít, xử lý triệt để hàm lượng asen, dưới đây là một số hình ảnh thi công trực tiếp tại Nhà Máy SMART SHIRT - ĐÔNG HƯNG- YÊN THỌ- NAM ĐỊNH